Cầu trục dầm đôi ngày càng được ưa chuộng sử dụng trong các nhà xưởng có quy mô vừa và lớn của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, với một số doanh nghiệp lần đầu sử dụng thiết bị nâng hạ không khỏi thắc mắc rằng cầu trục dầm đôi có cấu tạo và đặc điểm như nào? Hiểu được điều này, Công ty Cổ phần Công nghiệp SHM sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin hữu ích về cầu trục dầm đôi. Hãy tìm hiểu ngay nhé!
Cầu trục dầm đôi mang lại những ưu điểm gì?
Cấu tạo cầu trục dầm đôi
Cầu trục dầm đôi (cầu trục dầm kép) là loại thiết bị nâng hạ có kết cấu 2 dầm với kích thước giống nhau và đặt song song với nhau, liên kết vuông góc bằng bu lông với dầm biên của cầu trục và có khả năng nâng hạ tải trọng như nhau. Cấu tạo cầu trục dầm đôi gồm các bộ phận chính sau:
Dầm chính của cầu trục dầm đôi
Dầm chính của cầu trục dầm đôi được thiết kế dạng hộp hoặc dàn không gian, gồm 2 dầm chính liên kết với cơ cấu di chuyển bằng liên kết cứng dạng gối.
Pa lăng nâng hạ dầm đôi
Pa lăng nâng hạ dầm đôi chính là cơ cấu chính của cầu trục gồm cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển pa lăng kiểu khung kết cấu với 4 bánh xe di chuyển. Khi mua pa lăng dầm đôi cần lưu ý đến các thông số kỹ thuật như: tốc độ nâng hạ, tốc độ di chuyển, chiều cao nâng hạ, tải trọng nâng hạ,...
Dầm biên
Dầm biên (cơ cấu di chuyển cầu trục) là hệ khung, hộp bánh xe đồng bộ với động cơ giảm tốc đóng vai trò trong việc di chuyển cầu trục dầm đôi.
Hệ cấp điện pa lăng
Hệ cấp điện pa lăng được biết đến với tên gọi là hệ điện ngang, được thiết kế dạng sâu đo, cáp dẹp treo bên dưới profile với hệ con chạy, tay lấy điện đồng bộ.
Hệ cấp điện cầu trục
Hệ cấp điện cầu trục (hệ điện dọc) được thiết kế dạng sâu đo hoặc dùng cáp xích. Cáp điện cho cầu trục dầm đôi phải lựa chọn loại cáp dẹt, giúp cáp không bị vặn xoắn khi làm việc để tránh bị đứt ngậm và giữ cho cáp có tuổi thọ lâu hơn.
Tủ điện điều khiển cầu trục dầm đôi
Tủ điện điều khiển thường được bố trí dọc theo dầm chính hoặc bên trên sàn thao tác hoặc có thể treo bên cạnh hộp dầm biên tùy vào thiết kế cầu trục.
Ưu nhược điểm của cầu trục dầm đôi
Trước khi quyết định lựa chọn mua thiết bị cầu trục dầm đôi thì quý khách cần nắm được một số thông tin về ưu, nhược điểm của chúng. Đây được xem là bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua để chọn lựa sản phẩm cầu trục dầm đôi chất lượng cho mình.
Cầu trục dầm đôi
Ưu điểm của cầu trục dầm đôi:
-
Cầu trục dầm kép có thiết kế gọn, nhẹ, vững chắc.
-
Kết cấu bằng thép vững chắc, đảm bảo hoạt động ổn định và có khả năng nâng, hạ các vật có tải trọng lớn.
-
Có nhiều trọng tải như: 7,5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, thậm chí có thể lên đến 40 tấn.
-
Chỉ cần thực hiện thao tác điều khiển đơn giản là có thể di chuyển dễ dàng các thiết bị nặng.
Tuy nhiên, cầu trục dầm đôi vẫn còn có hạn chế duy nhất vẫn chưa được khắc phục đó là khi di chuyển các vật, cầu trục dầm đôi dễ bị xô lệch về 1 bên vì lực cản của 2 bên ray không đều.
Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng cầu trục
Một số điều cần lưu ý trước khi chọn mua cũng như sử dụng cầu trục dầm đôi.
-
Cần tìm hiểu kỹ về thiết bị, cách vận hành, sử dụng do nhà sản xuất cung cấp trước khi sử dụng. Cần đảm bảo thiết bị đều hoạt động tốt, thử tải trước khi sử dụng chính thức.
-
Khi vận hành cầu trục dầm đôi, tuyệt đối không được đứng lên hoặc đứng dưới vật được nâng hạ.
-
Bảo dưỡng các thiết bị định kỳ để sửa chữa kịp thời.
-
Luôn luôn chuẩn bị các thiết bị thay thế bộ phận có khả năng hao mòn tự nhiên như: động cơ di chuyển, má phanh,...
-
Cầu trục, pa lăng sử dụng được 15 năm thì cần được tiến hành thay mới.
-
Thời gian kiểm định cầu trục dầm đôi khoảng từ 6 – 12 tháng. Quý khách cần nắm được thời gian kiểm định này để quá trình vận hành được đảm bảo an toàn, tránh các trường hợp tai nạn lao động có thể xảy ra.
Thông số kỹ thuật sản phẩm
-
Tải trọng nâng: Từ 2 - 50 tấn (thực tế có thể lắp đặt để nâng đến 120 tấn).
-
Chiều cao nâng: Từ 6 - 50m.
-
Khẩu độ: Từ 6m - 50m.
-
Chế độ làm việc: Từ FEM 1Am - FEM 5m.
-
Tiêu chuẩn chế tạo: FEM 1.001, TCVN 4244:2005.
Cầu trục dầm đôi 3 tấn
Cầu trục dầm đôi 40 tấn
Báo giá cầu trục dầm đôi
Vì cầu trục dầm đôi không phải là sản phẩm tiêu dùng nên không có giá mặc định hay giá niêm yết. Để báo giá cầu trục chi tiết, Công ty Cổ phần Công nghiệp SHM phải tính toán khối lượng của kết cấu cầu trục dầm đôi và lên dự toán tổng thể cho một bộ cầu trục cho đến khi hoàn thiện. Vì vậy, để biết giá cầu trục, quý khách cần cung cấp cho chúng tôi thông tin sau:
-
Mục đích sử dụng cầu trục của quý khách là gì?
-
Địa điểm lắp đặt cầu trục dầm đôi ở đâu?
-
Địa điểm lắp đặt đã có dầm đỡ ray chưa?
-
Quý khách muốn tải trọng cầu trục dầm kép là bao nhiêu?
-
Khẩu độ ngang của cầu trục dầm kép là bao nhiêu?
-
Chiều cao từ mặt sàn lên tới dầm đỡ ray bao nhiêu?
-
Chiều dài đường chạy ray theo yêu cầu của quý khách là bao nhiêu?
Sau khi nắm được các thông tin trên, Công ty Cổ phần Công nghiệp SHM sẽ đưa ra giải pháp thi công, lắp đặt cầu trục phù hợp và dự toán chi phí để quý khách hiểu rõ cũng như chuẩn bị ngân sách.
Thi công, lắp đặt cầu trục dầm đôi
Hiện nay, có nhiều đơn vị cung cấp cầu trục dầm đôi để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, vì vậy mà việc lựa chọn đơn vị cung cấp cầu trục chất lượng, được nhiều khách hàng tin tưởng là điều không phải dễ dàng.
Công ty Cổ phần Công nghiệp SHM là đơn vị cung cấp các loại cầu trục, thiết bị nâng hạ với chất lượng và giá cả hợp lý. Nếu quý khách có nhu cầu mua hoặc cần sự tư vấn về cầu trục dầm đôi, hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé!
Trên đây là toàn bộ thông tin cấu tạo, ưu điểm của cầu trục dầm đôi mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này cũng như tìm kiếm đơn vị cung cấp cầu trục dầm đôi phù hợp với nhu cầu của mình. Đừng quên liên hệ với Công ty Cổ phần Công nghiệp SHM khi có nhu cầu mua cầu trục dầm đôi nhé!