Cầu trục nhà xưởng là một trong những thiết bị nâng, hạ gồm hai chuyển động là ngang và dọc.
Cầu trục nhà xưởng là một trong các thiết bị nâng, hạ gồm hai chuyển động chính là ngang và dọc. Việc sử dụng cẩu trục nhà xưởng giúp tiết kiệm chi phí nhân công và nâng cao hiệu suất lao động trong các doanh nghiệp. Có hai loại cẩu trục được sử dụng phổ biến trong nhà xưởng: cẩu trục dầm đơn và cẩu trục dầm đôi. Tùy vào nhu cầu sử dụng và tải trọng nâng, bạn có thể lựa chọn loại cầu trục nhà xưởng phù hợp. Để tối ưu chi phí và đảm bảo an toàn khi lắp đặt cẩu trục nhà xưởng, bạn cần lưu ý các yếu tố sau: trọng tải tối đa của hàng hóa, khẩu độ cẩu trục nhà xưởng,...
Cầu trục nhà xưởng là gì?
Cầu trục nhà xưởng là thiết bị nâng, hạ gồm hai chuyển động chính là ngang và dọc trên cao của nhà xưởng. Việc sử dụng cầu trục nhà xưởng rất tiện lợi để bốc, xếp hàng hóa có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh (bê tông, sắt, thép,...). Sức nâng của thiết bị khá lớn, từ 1 đến 500 tấn, vận hành bằng động cơ điện nên được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nói chung.
Cẩu trục nhà xưởng là gì?
Cấu tạo của cầu trục nhà xưởng
-
Dầm chính cầu trục: Đây là bộ phận được thiết kế dạng hộp hoặc thép chữ I, phần chịu lực chính. Dầm chính cẩu trục cũng là đường chạy của pa lăng hoặc xe con. Tùy vào tải trọng nâng và khẩu độ của cầu trục nhà xưởng, dầm chính sẽ được thiết kế phù hợp. Ngoài sức bền, dầm chính còn phải đảm bảo độ cứng và đàn hồi.
-
Dầm biên cầu trục: Là kết cấu thép hình hộp chữ nhật, có độ dày từ 6 đến 10mm. Hai đầu dầm được lắp cụm động lực di chuyển và giảm chấn cao su. Điều này nhằm giảm va chạm khi cầu trục nhà xưởng di chuyển và chạm vào mốc dừng cuối đường chạy. Tùy vào sức nâng và khẩu độ của cẩu trục nhà xưởng, bánh xe của dầm biên sẽ có kích thước khác nhau: D500, D400, D300, D250,... Dầm biên và dầm chính được liên kết bằng bu lông, mặt bích hoặc mối hàn góc.
-
Phần nâng, hạ (xe con mang hàng hoặc pa lăng): Tùy vào nhu cầu sử dụng và thiết kế cầu trục nhà xưởng, bạn có thể dùng xe con hoặc pa lăng. Pa lăng thường dùng cho cầu trục dầm đơn, còn xe con được sử dụng cho cầu trục dầm đôi. Tùy vào nhu cầu sử dụng của cẩu trục nhà xưởng, bạn có thể dùng pa lăng cáp điện hoặc xích điện.
-
Điều khiển cẩu trục nhà xưởng: Thiết bị được điều khiển trên mặt đất bằng tay, từ xa hoặc cabin.
Ưu điểm của cẩu trục nhà xưởng
-
Tiết kiệm chi phí nhân công: Nếu những hoạt động trong nhà xưởng phụ thuộc vào việc nâng, hạ hàng hóa thì cẩu trục là giải pháp hiệu quả để cải thiện năng suất. Hơn nữa, việc sử dụng cẩu trục cũng tiết kiệm chi phí nhân công và tối ưu khấu hao cho các doanh nghiệp.
-
Nâng cao hiệu suất lao động: Nhờ sự phối hợp giữa các chuyển động, cẩu trục nhà xưởng có thể vận chuyển vật đến vị trí mong muốn một cách nhanh chóng, không làm trễ tiến độ thi công của các doanh nghiệp.
-
Cẩu trục nhà xưởng được chế tạo theo tiêu chuẩn, thiết kế nhanh chóng và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
-
Chi phí đầu tư thấp, dễ dàng thay mới và có chế độ bảo hành.
Sử dụng cẩu trục nhà xưởng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất lao động
Các loại dầm cẩu trục nhà xưởng
Cẩu trục nhà xưởng dầm đơn
-
Cấu tạo gồm các bộ phận: dầm biên, dầm chính, pa lăng nâng, hạ, hệ thống cấp điện pa lăng, hệ thống cấp điện cầu trục, tủ điều khiển cầu trục và những thiết bị an toàn khác.
-
Sử dụng để nâng hàng hóa có tải trọng khoảng từ 0,5 đến 10 tấn.
-
Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm không gian.
-
Ứng dụng: Cầu trục dầm đơn thường được sử dụng trong các nhà xưởng sản xuất.
Hình ảnh minh họa cẩu trục nhà xưởng dầm đơn
Cẩu trục nhà xưởng dầm đôi
-
Cấu tạo gồm các bộ phận: dầm biên, dầm chính, xe con di chuyển lắp pa lăng, sàn công tác, hệ thống dây dẫn điện, điều khiển cầu trục. Tùy vào tải trọng nâng, bạn có thể chọn dầm đôi 1 tấn, 2 tấn hoặc 100 tấn.
-
Ưu điểm: Dễ lắp đặt, sử dụng, có thể nâng, hạ hàng hóa có tải trọng lớn.
-
Nhược điểm: Giá thành lắp đặt khá cao.
-
Ứng dụng: Cầu trục dầm đôi thường được lắp đặt trong các nhà máy sản xuất bao bì, gang, thép, nhiệt điện.
Những lưu ý khi sử dụng cầu trục nhà xưởng
-
Trong quá trình hoạt động, cầu trục nhà xưởng có thể gặp phải một vài sự cố. Do đó, các doanh nghiệp hoặc đơn vị nên tổ chức đào tạo cách sử dụng cẩu trục nhà xưởng cho công nhân cẩn thận.
-
Thường xuyên vệ sinh, bảo hành để hạn chế hư hỏng.
-
Đèn LED trong nhà xưởng nên được treo thả xuống dưới, thấp hơn và tránh cầu trục để không bị che mất ánh sáng và làm hỏng bóng đèn trong quá trình hoạt động.
Thường xuyên vệ sinh và bảo hành cẩu trục nhà xưởng
Các yếu tố cần lưu ý khi lắp đặt cẩu trục nhà xưởng
Không giống như các thiết bị thông thường, cầu trục nhà xưởng được sử dụng để nâng, hạ hàng hóa. Vì vậy, bạn cần chú ý đến kỹ thuật chế tạo, lắp đặt của cẩu trục nhà xưởng để tránh chi phí phát sinh. Hơn nữa, việc nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành của cẩu trục sẽ giúp bạn biết được số tiền cần chuẩn bị.
Trọng tải tối đa của hàng hóa
Trọng tải tối đa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc báo giá cẩu trục nhà xưởng. Sức nâng của thiết bị càng lớn thì giá thành của cẩu trục nhà xưởng càng cao. Sức nâng của cẩu trục nhà xưởng cần được thiết kế tối ưu, phù hợp với tần suất hoạt động và mức tải tối đa.
Khẩu độ của cầu trục nhà xưởng
Trong cẩu trục nhà xưởng, chiều rộng không gian hoặc khoảng cách giữa hai đường ray được gọi là khẩu độ. Khẩu độ của cẩu trục nhà xưởng càng lớn thì khối lượng thép bên trong càng nhiều, dẫn đến giá thành tăng. Để có thể báo giá chính xác cẩu trục nhà xưởng, bạn cần có thông số về khẩu độ.
Cần lưu ý khẩu độ trước khi lắp đặt và thi công cẩu trục nhà xưởng
Chiều cao tối đa cần nâng, hạ
Chiều cao nâng, hạ hàng hóa trong nhà xưởng (hành trình móc) có ảnh hưởng đến việc chọn loại pa lăng, chiều dài xích (đối với pa lăng xích). Để xác định được loại pa lăng phù hợp, đơn vị thi công sẽ đến xưởng đo đạc và khảo sát dữ liệu sơ bộ (chiều cao cột dỡ, chiều cao của nhà xưởng,...).
Chiều dài đường chạy
Đối với cẩu trục nhà xưởng, chiều dài đường chạy cũng là thông số ảnh hưởng đến việc báo giá. Những khách hàng mới lắp đặt cầu trục thì nên cung cấp thông số này cho đơn vị thi công.
Cách lắp đặt cầu trục nhà xưởng
Bước 1: Sơn chống rỉ và trang trí cho toàn bộ cầu trục, chi tiết rời.
Bước 2: Lắp đặt hai dầm biên vào vị trí dầm chính.
Bước 3: Lắp đặt những bộ phận còn lại (lan can, sàn phụ, thanh dỡ,...).
Bước 4: Dùng hai cẩu có tải trọng tương ứng với kết cấu của cẩu trục nhà xưởng lên đường ray.
Bước 5: Lắp đặt cẩu trục và cẩu sàn vào vị trí.
Bước 6: Lắp giá chắn bảo hiểm vào dầm, pa lăng vào dầm chính.
Bước 7: Lắp hệ thống cấp điện và nâng, hạ cẩu trục.
Bước 8: Lắp đặt các đường dẫn điện từ nguồn vào tủ và buồng điều khiển.
Bước 9: Kiểm tra và hoàn tất lắp đặt.
Lời kết
Qua bài viết trên, bạn đã biết cấu tạo, ưu điểm và các loại cẩu trục nhà xưởng. Đồng thời, bạn cũng biết thêm một số lưu ý khi sử dụng, lắp đặt và cách thi công cầu trục nhà xưởng. Nếu bạn muốn lắp đặt cầu trục nhà xưởng chất lượng, giá tốt, Công ty Cổ phần Công nghiệp SHM sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các loại thiết bị nâng, hạ đến từ những thương hiệu nổi tiếng: Kito, Hitachi (Nhật Bản), Sungdo, KG Cranes (Hàn Quốc), Verlinde (Pháp),... Ngoài ra, công ty còn tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công và bảo dưỡng các thiết bị nâng công nghiệp. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!