Sàn không dầm là một trong những phương pháp thi công sàn nhà tiên tiến được cải tiến từ sàn dầm truyền thống.
Hiện nay, trong thi công kết cấu xây dựng cho công trình, các kỹ thuật làm sàn không dầm đang được ứng dụng phổ biến. Sở dĩ, phương pháp này dần được thay thế với cách sàn dầm truyền thống vì chúng mang tính linh hoạt trong thi công đa công trình. Vậy thực chất sàn không dầm là loại kỹ thuật gì? Kết cấu dầm sàn của chúng gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn những điều còn thắc mắc ngay nhé!
Sàn không dầm là gì? Khác biệt gì so với sàn dầm?
Trong thi công xây dựng các công trình, khi tiến hành thi công sàn nhà sẽ có hai loại phương pháp được sử dụng dầm sàn là: Sàn dầm có dầm và sàn không dầm.
Với phương pháp sàn dầm là một trong những phương pháp truyền thống được thực hiện trong nhiều năm trước đây. Chúng được thực hiện bởi các thanh ngang và dọc được dầm ở phía dưới sàn. Ngoài ra, chúng còn được liên kết trực tiếp với các hệ cột trụ đỡ của công trình.
Khác với phương pháp trên, sàn dầm là một trong những phương pháp cải tiến từ sàn không dầm. Ngoài ra, còn có tên gọi khác là “sàn phẳng không dầm”. Khi thực hiện phương pháp này các loại sàn khi thi công không cần sử dụng đến các thanh ngang, dọc. Thay vào đó chúng sử dụng các loại hộp nhựa hoặc những quả bóng tái chế đặc biệt nhằm thay phần bê tông chịu lực.
Phương pháp sàn phẳng không dầm
Cấu tạo sàn không dầm
Phương pháp làm sàn không dầm là một trong những cách thi công khá đơn giản. Một phần đơn giản vì hệ sàn này được cấu tạo khá đơn giản. Từ đó, giúp tiết kiệm được thời gian thi công một cách tối ưu nhất.
Phần kết cấu của sàn không có dầm bao gồm:
-
Một lớp tấm thép lưới trên bề mặt sàn
-
Phần hộp rỗng hoặc bóng được tái chế (vật liệu được sản xuất dùng cho thi công các công trình)
-
Một lớp tấm thép lưới bên dưới bề mặt sàn
-
Các móc thép cố định giữa các phần với nhau
Thực hiện sàn phẳng không dầm thi công khá đơn giản
Ưu điểm vượt trội của sàn phẳng không dầm so với sàn dầm
Phương pháp làm sàn phẳng không dầm được ứng dụng phổ biến vào các công trình thi công, nhất là với sàn không dầm nhà dân. Vì so với làm sàn dầm chúng được coi là một trong giải pháp cực kỳ hữu hiệu. Ngoài ra, chúng còn mang những ưu điểm vượt trội mà không thể kể đến như:
Tiết kiệm thời gian xây dựng và chiều cao của công trình
Thực hiện làm sàn không dầm với các bước thi công nhanh chóng chỉ cần thực hiện trải thép. Sau đó đặt vật liệu, trải thép lên mặt trên và cố định các thành phần bằng các móc thép đã hoàn thành công việc. Thời gian lắp đặt so với dàn dầm chỉ còn từ 5-7 ngày thi công.
Ngoài ra, so với phương pháp thi công sàn truyền thống chiều cao của công trình cũng được giảm do hạ được phần thép gia cố ngang dọc. Nhờ đó các công trình nhà ở cao tầng có thể xây dựng thêm chiều cao. Từ đó, giúp tăng phần công năng được khai thác sử dụng của các công trình nhà cao tầng.
So với phần sàn dầm thông thường nhờ tối giản phần cấu cấu tạo dầm sàn mà giảm được các chi phí xây tô và vỏ bao. Không những vậy, với các chất liệu đặc biệt còn giúp linh động trong việc giật cấp sàn được linh hoạt nhất.
Giảm khả năng chịu lực và tải trọng xuống phần móng
Khả năng chịu lực khi dầm sàn được giảm xuống phần móng là do giảm được toàn phần hệ thống cốp pha dầm chính và phụ. Lượng thép gia cố cho hệ cột trụ đỡ giảm xuống sẽ giúp giảm tải trọng cho phần móng công trình. Từ đó, kích thước của hệ kết cấu cột, vách, móng được giảm bớt làm cho phần bê tông trong sàn giảm tới 35% so với dàn truyền thống.
Giải pháp thân thiện với môi trường
Với phần chính của sàn phẳng không dầm được kết cấu từ phần hộp rỗng hoặc bóng được tái chế trở thành một trong những giải pháp giảm thiểu tác động với môi trường. Ngoài ra, tinh gọn được các phần bê tông nằm giữa phần tiết diện sàn cũng hạn chế tạo ra các tác động đối với môi trường.
Một số ưu điểm khác
Ngoài những tính năng nổi bật trên khi làm sàn không dầm cũng mang lại một số ưu điểm nhỏ như:
-
Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình và tại nhiều nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, HongKong,...
-
Linh hoạt trong sử dụng: Khi thực hiện phương pháp thi công này sẽ có ít cột và khẩu độ nhịp lớn. Do đó linh hoạt được trong các thiết kế công trình và có thể áp dụng được nhiều loại công trình.
-
Có khả năng chống cháy nổ tốt.
-
Sau khi thi công xong, sàn phẳng không dầm có thể tạo thành các lớp đệm không khí. Từ đó, giúp cách âm và cách nhiệt rất tốt.
Một trong những cách thi công giảm khả năng chịu lực của sàn nhà
Nhược điểm và cách khắc phục của sàn phẳng không dầm
Với bất kì phương pháp thi công nào cho dù có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng sẽ không tránh khỏi việc sẽ có những nhược điểm. Dưới đây là 2 nhược điểm của sàn không dầm và cách khắc phục của phương pháp thi công này.
Sàn dễ bị đẩy nổi
Đẩy nổi là một trong những hiện tượng phần bê tông khi được đổ xuống sàn sau khi được cố định thép và phần bóng bị xô lệch. Khi sàn bị đẩy nổi sẽ khiến cho diện tích của sàn bị tăng thêm dày hơn so với dự tính.
Ngoài ra, nó còn khiến lớp bảo vệ bê tông trên đỉnh của quả bóng bị mỏng dẫn đến làm ảnh hưởng lên phần kết cấu của công trình.
Cách khắc phục tình trạng này chỉ khi thực hiện quá trình đổ bê tông cần kiểm soát kỹ chất lượng của cốt pha. Khi thực hiện neo cần đảm bảo số lượng. Nếu trong quá trình thi công mới phát hiện sự cố thì có tiến hành chọc thủng bóng và nhồi bê tông vào kết cấu bên trong. Sau đó dầm chặt và nhồi thêm bê tông để gia cố lại cho đúng kỹ thuật.
Rỗ đáy
Tình trạng rỗ đáy chỉ được phát hiện ở các công trình chuẩn bị tháo ván để đưa vào sử dụng. Khi phần ván khuôn được tháo ra, nếu phát hiện các vị trí mà có thể nhìn thấy vật liệu dầm bên trong (bóng, phần hộp gỗ) thì phần sàn khu vực đó đã bị rỗ đáy.
Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình đổ bê tông lên sàn, công nhân thực hiện đã bỏ qua bước đằm gối hoặc đầm. Từ đó vừa gây mất thẩm mỹ của sàn vừa ảnh hưởng đến chất lượng của sàn khi thi công.
Để khắc phục tình này, trong quá trình dầm nền nhà cần phải giám sát công nhân dầm đúng kỹ thuật. Nếu sau khi tiến hành thi công mới xuất hiện các phần rỗ đáy thì cần thực hiện các biện pháp phun vữa nhằm giảm khả năng chịu lực và chống thấm.
Các mẫu sàn của sàn không dầm phổ biến hiện nay
Với mỗi kiểu sàn được sử dụng để làm kết cấu sàn không dầm sẽ có những sự cải tiến khác nhau. Nhưng hầu hết chúng vẫn giống nhau về cách thi công. Tuy nhiên, chúng sẽ khác trong phần giữa của kết cấu sẽ được thay đổi các vật liệu khác nhau theo những năm cải tiến.
Một số mẫu sàn dầm theo các vật liệu khác nhau như:
Mẫu sàn dầm bằng bóng Bubbledeck
Mẫu sàn dầm bằng hộp nhựa rỗng
Trên đây là những thông tin về “Sàn không dầm” và những ưu và nhược điểm khi thực hiện thi công phương pháp này. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin như: Sàn không dầm dày bao nhiêu? Tìm đơn vị thực hiện các dịch vụ kỹ thuật…Liên hệ với SHM để được tư vấn và hỗ ngay nhé!