Dầm bê tông cốt thép hay còn được gọi tắt là BTCT là loại cấu kiện được tạo bởi bê tông và cốt thép thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật
Dầm bê tông cốt thép là một trong những loại cấu kiện quan trọng được dùng trong các công trình xây dựng. Để có một dầm bê tông cốt thép chắc chắn phụ thuộc chủ yếu vào hai nguyên liệu bê tông và cốt thép. Vậy dầm bê tông cốt thép là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, SHM sẽ giải đáp những thông tin còn thắc mắc ngay nhé!
Dầm BTCT là một trong những loại cấu kiện trong các công trình
Dầm bê tông cốt thép là gì?
Để hiểu được đầy đủ dầm bê tông cốt thép là gì? Chúng ta cần hiểu được tác dụng của hai loại cấu kiện dầm và bê tông cốt thép để tạo nên dầm bê tông cốt thép.
Dầm là gì?
Dầm được hiểu là một cấu kiện có tác dụng đỡ mái nhà hoặc các bản dầm tường ở phía trên. Ngoài ra, chúng còn trở thành một trong những thanh chịu lực cụ thể sẽ chủ yếu chịu uốn. Tùy thuộc vào loại công trình mà dầm sẽ được thi công nằm ngang, nằm thẳng hay nằm nghiêng.
Dầm được chia ra nhiều loại với các vật liệu cấu tạo khác nhau. Một số loại phổ biến như: dầm sàn, dầm cầu trục, dầm mái, dầm thép,... Và dầm bê tông cốt thép là một trong những loại nằm trong phân loại dầm.
Ngoài ra, tùy thuộc vào diện tích tổng công trình mà kích thước dầm sẽ được thiết kế với kích thước khác nhau. Cũng tùy thuộc vào nhiệm vụ là các loại dầm như dầm bê tông cốt thép được dùng làm dầm chính hay phụ.
Bê tông cốt thép là gì?
Để làm ra được dầm bê tông cốt thép không thể thiếu phần bê tông cốt thép. Phần bê tông cốt thép được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là:
-
Bê tông: Là một trong loại vật liệu có khả năng chính chịu nén tốt nhưng chịu kéo hạn chế. Có 3 thành phần chính: xi măng, cát và đá.
-
Thép: Là vật liệu chịu nén vừa chịu được nén và chịu được kéo. Thép được tạo thành từ sắt, cacbon và một số nguyên tố hóa học khác.
Khi kết hợp hai loại chất liệu bê tông và cốt thép sẽ tạo ra một loại đá nhân tạo. Bê tông cốt thép có vai trò chịu lực chính cho cả công trình.
Dầm bê tông cốt thép là gì?
Dầm bê tông cốt thép hay còn được gọi tắt là BTCT là loại cấu kiện được tạo bởi bê tông và cốt thép thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật. Cũng có chức năng như những loại dầm khác, dầm bê tông cốt thép chịu uốn rất tốt. Ngoài ra, loại dầm này có thể chịu nén nhưng chức năng chịu uốn vẫn tốt hơn so với chịu nén.
Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép gồm những vật liệu gì?
Kết cấu của dầm bê tông cốt thép sẽ được phân loại theo phần BTCT. Ngoài 3 vật liệu tạo thành bê tông được kể trên là: xi măng, cát và đá. Trong phần cốt thép còn có:
-
Cốt dọc chịu lực: Với đường kính nằm trong khoảng từ 12-40mm và thường được làm từ nhóm thép AII, AIII, hoặc CII, CIII. Có chức năng chịu lực của các ứng lực phát sinh do tác dụng của tải trọng.
-
Cốt dọc cấu tạo: Tùy thuộc vào loại công trình mà kích thước khi đặt vào trong dầm thép với kích thước khác nhau. Nhưng tác dụng chủ yếu cốt cấu tạo sẽ trở thành các khung hoặc lưới khiến làm giảm co ngót của bê tông. Từ đó, phân bố đều các tải trọng khi đè nén lên dầm
-
Cốt đai: Là một trong những loại dùng để chịu lực ngang là chủ yếu. Đường kính không lớn như các loại cốt dọc nhưng sẽ có đường kính tối thiểu là 4mm
-
Cốt xiên: Là một trong những loại cốt thép dùng để tăng cường khả năng chịu cắt của dầm. Phần cốt thép xiên này là phần có thể có hoặc không trong dầm. Tùy thuộc vào loại công trình thi công có cần sử dụng loại cốt xiên này hay không.
-
Lớp bảo vệ cốt thép Ao: Là một trong những phần nằm trong cấu tạo của cầu bê tông cốt thép.
Lớp này là một trong những lớp bảo vệ khiến cho phần thép trong dầm sẽ không bị tác động làm rỉ sét. Phần này được phân biệt là khoảng cách từ mép ngoài bê tông đến cốt thép.
Khoảng cách từ cốt thép này đến phần mép cốt thép kia được tính bằng khoảng cách thông thủy ( là kích thước được quy ước có thể để dòng nước chảy hoặc ánh sáng có thể lọt qua nhưng không vật gì cản trở được) được quy định như sau:
+) Ao1 ≥ 1cm khi h ≤ 25cm;
+) Ao1 ≥ 1,5cm khi h > 25cm.
+) Ao2 ≥ 1,5cm khi h ≤ 25cm;
+) Ao2 ≥ 2cm khi h > 25cm.
Cấu tạo của dầm BTCT gồm có nhiều vật liệu khác nhau
Nguyên lý làm việc của dầm bê tông cốt thép
Hoạt động chính của dầm bê tông cốt thép là chịu được tải trọng của các lực. Từ đó, giữ cho công trình không bị sụt lún hay phá hoạt. Để biết được nguyên lý làm việc của dầm BTCT có thể dựa vào diễn biến biến như sau:
-
Khi tải trọng được áp lực lên vừa phải dầm vẫn còn khá nguyên vẹn
-
Khi tăng tải trọng hơn mức bình thường, tại các góc với trục dầm xuất hiện các khe nứt thẳng và những khe nứt nghiêng ở đoạn dầm gối tựa.
-
Khi tải trọng đạt cực hạn dầm sẽ bị phá hoặc tại tiến diện xuất hiện các khe nứt thẳng góc.
Hoạt động chủ yếu của dầm vẫn là chịu được các tải trong từ áp lực tương đương
Với những thông tin mà SHM cung cấp cho bạn về “dầm bê tông cốt thép”, hy vọng bạn đã giải đáp những thông tin mà bạn còn thắc mắc. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn tìm kiếm đơn vị cung cấp các loại thiết bị nâng công nghiệp nhằm hỗ trợ công trình của mình thì liên hệ ngay với SHM để được tư vấn tận tình nhất nhé!